[tintuc]Kỹ thuật in chuyển nhiệt áo màu đen, áo tối màu thật sự có rất nhiều cách, tuy nhiên cách mình giới thiệu dưới đây theo mình tự đánh giá là đơn giản nhất và có mức đầu tư thấp nhất. Bài viết dựa vào kinh nghiệm bản thân với mục đích chia sẻ là chính, các bạn có góp ý, hoặc thắc mắc gì cứ gửi mail vào aothunaz@gmail.com nhé hoặc kết bạn Zalo số điện thoại 0906.919.611, mình sẽ sớm trả lời trong vốn kiến thức mà mình biết. Cảm ơn các bạn, đặc biệt là những khách hàng đã và đang tin tưởng sử dụng dịch vụ của Áo thun AZ.
Xem thêm: Áo thun trơn chuyên dùng để in chuyển nhiệt
Xem thêm: Áo thun trơn chuyên dùng để in chuyển nhiệt
Một số thông tin về loại giấy, mực in:
+ Giấy in: Giấy in chuyển nhiệt 3G Jet-Opaque được nhập trực tiếp từ Mỹ, có giá lẻ là 25k/1 tờ A4, 50k/ 1 tờ A3. Hiện nay trên thị trường có giấy chuyển nhiệt TQ nhái thương hiệu 3G Jet-Opaque rất nhiều, có giá rất rẻ khoảng từ 15k-21k/ 1 tờ A4, in bằng phương pháp này cũng được nhưng khi giặt khoảng 5-6 lần sẽ có hiện tượng bong tróc và cộm cứng lên. Do đó mình có lời khuyên là nếu đã quyết định đầu tư thì nên sử dụng giấy chính hãng từ Mỹ và tìm nơi cung cấp uy tín, đừng ham rẻ sẽ rất dễ mất khách hàng.
+ Mực in: Các bạn dùng mực dầu Pigment chứ không phải mực Inktec để in nhiệt nhé. Vì Mực Pigment rất bền, khó phai màu hơn so với mực Inktec (cách in nhiệt bình thường cho áo trắng thì các bạn cứ dùng Inktec). Do đó, khi in bằng phương pháp này, bạn nên đầu tư 1 cái máy in phun nữa, gắn bộ mực Pigment vào, đừng nên dùng 1 máy mà gắn thay phiên 2 loại mực này, rất dễ hư đầu phun.
+ Máy in: Hẳn là các bạn cũng đã tìm hiểu trên mạng có một số loại máy cho phép in trực tiếp lên áo đen luôn, có giá cũng mềm, khoảng 50-100 triệu. Mình thật lòng khuyên các bạn không nên dùng những máy này, vì hầu hết các dòng máy này đều lấy linh kiện từ các hãng khác xào nấu lại mà thành. Thời gian đầu sử dụng có thể hoạt động tốt, nhưng khoảng 3-6 tháng bạn sẽ gặp ngay hiện tượng hình in không liên tục, dễ bị đứt khúc,... (Lý do tại sao mình xin phép không đề cập đến nhiều tại đây). Dòng máy in áo thun trực tiếp hàng chuẩn, xuất sứ từ Châu Âu có giá không dưới 1,5 tỷ (theo mình biết là vậy). Do đó, cứ mua 1 cái T60 gắn mực Pigment tầm 5tr và dùng phương pháp này là được rồi :)
+ Máy cắt: Cái này thì không cần thiết lắm, không có thì cắt tay cũng dc, nhưng có sẽ tốt hơn. Nếu xác định làm lâu dài thì nên tậu cái của Nhật nhé :) (khoảng 20-30 triệu)
Ưu điểm:
+ In được áo màu đen (tất nhiên rồi)
+ In được hầu hết tất cả các loại hình, logo đa sắc lên áo đen. Đây là ưu điểm lớn nhất mà phương pháp này mang lại mà phương pháp in lụa hay in chuyển nhiệt truyền thống không thể làm được.
+ In lẻ có giá thành rẻ hơn in lụa và các phương pháp in áo đen khác.
Xem thêm: Áo thun trơn chuyên dùng để in chuyển nhiệt
Xem thêm: Áo thun trơn chuyên dùng để in chuyển nhiệt
Nhược điểm:
+ Giá thành phẩm còn cao. Tuy nói là giá thành thấp hơn so với các phương pháp khác, nhưng nhìn chung vẫn còn cao. Chỉ nên in lên các loại áo thun chất lượng cao sẽ dễ bán hơn.
+ Bước khó nhất là cắt trước khi ép nhiệt lên áo. Cắt thủ công thì cần tỉ mỉ và hơi mất thời gian. Cắt logo thì dễ nhưng các hình hơi phức tạp chút thì sẽ khó khăn lắm.
+ Tổng vốn đầu tư: Tối thiểu khoảng 20 triệu.
Giải pháp:
Áo thun AZ cung cấp một giải pháp đơn giản nhất dành cho các bạn có nguồn vốn ít, nhưng vẫn muốn nhận các đơn hàng in áo đen, áo tối màu. Giá 1 tờ A4 sau khi in và cắt thành thành phẩm là 40k, A3 là 80k, các bạn chỉ cần mang về ép lên áo có sẵn là được. Giá có thể sẽ giảm nếu các bạn in số lượng nhiều. (Các bạn nhớ cộng thêm phí ship để tự cân đối và tính giá thành cho hợp lý nhé. 1 tờ A4 có thể in được 4-8 logo tùy kích thước mà bạn yêu cầu.). Các bạn có thể gọi trực tiếp 0939.472.685 để gặp bạn Phương (Kinh doanh), hoặc 0906.919.611 để nhờ tư vấn về kỹ thuật nhé.
Email: aothunaz@gmail.com
[/tintuc]